Bảo trì website WordPress như thế nào?

Rate this post

Bảo trì website WordPress định kì giúp website hoạt động nhanh và ổn định, hạn chế các lỗi bảo mật và thường xuyên có khả năng hồi phục khi cần. Vậy bạn đã biết các công việc cần làm chưa?

Những đầu mục công việc dưới đây là gợi ý để bạn nên thực hiện định kỳ. Nếu bạn bỏ qua nó, rất có thể website WordPress sẽ gặp những phiền phức như bị hack, spam và load chậm.

Bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ bảo trì website tại Code Tốt để tiết kiệm thời gian.

Tất nhiên, các website khác nhau nên việc lựa chọn các mức độ ưu tiên của từng loại công viẹc sẽ rất nhau. Chúng ta hãy cùng tổng hợp theo các khoảng thời gian để ra được một bảng danh sách các công việc cần làm.

Danh sách công việc hàng ngày

  1. Theo dõi uptime: Ghé thăm website để chắc chắn nó làm việc. Có thể sử dụng kết hợp với các dịch vụ theo dõi uptime miễn phí như UptimeRobot.
  2. Sao lưu dữ liệu: Thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ. Có thể sử dụng các plugin như BackupWordPress, Backup to Dropbox. Nhiều dịch vụ hosting thường có sẵn bản backup định kỳ hàng ngày, nhưng cũng hãy lưu ý để chắc chắn bạn có bản sao lưu dữ liệu trong mail hoặc một dịch vụ đám mây nào đó.
  3. Báo cáo bảo mật: Sử dụng các dịch vụ theo dõi bảo mật website, như của Sucuri để nhận email về tình trạng hiện tại. Xem báo cáo và thực hiện các yêu cầu nếu có.

Danh sách công việc hàng tuần

  1. Kiểm duyệt bình luận: Duyệt các bình luận đang chờ trong danh sách, và loại bỏ các bình luận spam. Nếu bạn có nhiều bình luận thường xuyên, hãy set mục này sang chế độ hàng ngày.
  2. Cập nhật: Cập nhật WordPress, bao gồm core, plugin và giao diện nếu có bản cập nhập mới. Nhiều dịch vụ hosting có Softaculous, nếu bạn cài từ đây thì lúc cài đặt có thể thiết lập tự động nâng cấp đấy.
  3. Dò malware: Công việc bảo mật cần thực hiện nhằm đảm bảo loại bỏ các file bị tấn công, khôi phục chúng. Nhiều plugin khá hữu ích bao gồm Sucuri, Bulletproof Security và Wordfence đều có thể giúp bạn.

Danh sách các công việc hàng tháng

  1. Kiểm tra bố cục: Trực tiếp vào xem website và kiểm tra các vấn đề với bố cục hoặc format nội dung. Thử kiểm tra với các loại trình duyệt, ví dụ như Internet Explore, Firefox, Safari và Chrome. Xem thêm cả trên thiết bị di động và đảm bảo nó hoạt động tốt. Có thể sử dụng các công cụ như BrowserStack để tiện theo dõi.
  2. Xác nhận bảo sao lưu dữ liệu: Hãy chắc chắn bản sao lưu dữ liệu định kỳ hàng tháng và nên thử khôi phục. Tại sao? Bạn sẽ không phải sống dở chết dở vào lúc mà cần khôi phục nhưng lại nhận ra rằng bảo sao lưu bị lỗi đâu.
  3. Phân tích lưu lượng: Đăng nhập vào Google Analytics, Google Console và theo dõi các xu hướng, nguồn đến và các dòng truy cập. Cân nhắc sử dụng các phân tích này để làm tăng lưu lượng truy cập vào website.

Danh sách các công việc bảo trì mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng

  1. Đổi mật khẩu: Đổi mật khẩu, và nên yêu cầu các tài khoản khác cũng đổi mật khẩu nếu có thể. Sử dụng các mật khẩu phức tạp để tránh bị hacker dòm ngó.
  2. Giảm số lượng tài khoản quản trị: Xoá hoặc hạ cấp các tài khoản quản trị ít sử dụng, bao gồm cả xoá/thay đổi tên tài khoản mặc định “admin”. Tài khoản bị hack thành công sẽ là mối nguy rất lớn sau này.
  3. Xoá các plugin và giao diện không sử dụng: Bỏ kích hoạt và xoá các plugin, giao diện không cần thiết, tuy nhiên cần giữ lại giao diện WordPress mặc định mới nhất (ví dụ như Twenty Seventeen).
  4. Xoá file không cần thiết: Duyệt qua thư viện Media và thư mục wp-content để loại bỏ các file không sử dụng. Các plugin như Delete Not Used Image và Media Cleaner có thể giúp bạn. Đừng quên sao lưu trước khi làm việc này.
  5. Sửa liên kết hỏng: Kiểm tra các đường dẫn trả về thông báo 404 khi người dùng click vào. Có thể dùng các plugin như Broken Link Checker hoặc Link Checker, hoặc theo dõi cùng với Google Analytics.
  6. Kiểm tra form liên hệ: Thử tự gửi cho mình bằng cách nhập vào các form liên hệ và chắc chắn nó hoạt động tốt. Lưu ý nên sử dụng các plugin cài đặt SMTP cho WordPress để đảm bảo email được gửi thành công.
  7. Tối ưu cơ sở dữ liệu: Xoá các bài viết nháp mà bạn không có ý định viết tiếp. Xoá các bình luận spam. Tối ưu hoá cơ sở dữ liệu có thể bằng các plugin như WP-Optimize hay WP-DBManager.
  8. Phân tích tốc độ: Sử dụng Pingdom và Google PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ truy cập website. Nếu nó cần hơn 5 giây, hãy lưu ý bật caching và các cách thức khác để tăng tốc.

Công việc bảo trì hàng năm

  1. Kiểm tra trang Giới thiệu và Liên hệ: xem các thông tin có thể có thay đổi như số điện thoại, logo, mục tiêu sứ mệnh tầm nhìn hay cập nhật các đánh giá mới từ khách hàng. Lưu ý cả phần địa chỉ công ty và email giao dịch.
  2. Kiểm tra plugin và giao diện: xem có phiên bản mới của các plugin và giao diện mới hay không. Nếu có plugin tốt hơn thì có thể cân nhắc thay thế. Tìm các giao diện mới và nếu phù hợp thì có thể thay thế. Lưu ý kiểm tra kĩ trên 1 site phụ hoặc localhost trước khi duyệt trên website đang chạy.
  3. Cần thêm gợi ý? Hãy nhờ ai đó đóng vài người sử dụng website và duyệt website của bạn. Ghi nhận các phản hồi tích cực và tiêu cực để dùng nó tối ưu hoá truy cập và UX thân thiện hơn.

Kết luận

Với danh sách các gợi ý công việc cần làm ở trên, hi vọng bạn sẽ lên kế hoạch cho việc bảo trì website WordPress thường xuyên và giúp website hoạt động ổn định hơn.

Viết một bình luận


Chuyên gia về Web
Bạn muốn làm việc với dịch vụ website do chúng tôi triển khai?
Gọi tư vấn 0982.90.4343
Chuyên gia về Web
Bài viết liên quan

07/04/2024

PHP: Format date dd/mm/yyyy và so sánh với Date hiện tại
Một vấn đề hay gặp trong quá trình xử lý PHP datetime là tình huống format date từ định dạng...

02/01/2024

Fix lỗi npm không thể cài các package devDependencies
Khi cài đặt dự án,  có lúc bạn sẽ cài mãi cũng không đủ các package npm, đặc biệt là...
Gọi file PHP trong WordPress

19/09/2023

Cài đặt và sử dụng WP-CLI trên môi trường Linux
Trên một số môi trường Hosting có thể cung cấp SSH hoặc Terminal access, song không có sẵn WP-CLI để...
Import database MySQL lớn trên môi trường Docker

06/08/2023

Import database MySQL lớn trên môi trường Docker
Mình sử dụng EasyPanel để quản lý các Docker và build môi trường app. Nay gặp tình huống phải import...